Hướng dẫn chăm sóc da cho người bị bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến và có xu hướng tái phát thường xuyên. Các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện cục bộ theo từng mảng nhỏ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Người bị bệnh vẩy nến cần phải biết những phương pháp chăm sóc da đúng cách để tình trạng bệnh được cải thiện.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các tế bào da của bạn. Sự tích tụ của các tế bào này gây ra hiện tượng đóng cặn trên bề mặt da của bạn.
Tình trạng viêm và tấy đỏ xung quanh vảy khá phổ biến. Vảy nến điển hình có màu trắng bạc và phát triển thành các mảng dày, màu đỏ. Tuy nhiên, trên các tông màu da sẫm hơn, chúng cũng có thể xuất hiện nhiều hơn như màu tía, nâu sẫm với vảy màu xám. Đôi khi, những mảng này sẽ bị nứt và chảy máu.
Bệnh vảy nến là kết quả của quá trình sản sinh da nhanh chóng. Thông thường, các tế bào da phát triển sâu trong da của bạn và từ từ trồi lên bề mặt. Cuối cùng, chúng rơi ra. Chu kỳ sống điển hình của tế bào da là 1 tháng.
Ở những người bị bệnh vảy nến, quá trình sản xuất này có thể xảy ra chỉ trong vài ngày. Do đó, các tế bào da không có thời gian để rụng. Sự sản sinh quá mức nhanh chóng này dẫn đến sự tích tụ của các tế bào da.
Có những loại vảy nến nào?
Vảy nến thể mảng
Bệnh vảy nến thể mảng là dạng vảy nến phổ biến nhất, theo ước tính có thể gây ảnh hưởng đến 90% người bệnh. Đây là một dạng bệnh mãn tính đã phát triển trong vài năm và có tính chất dai dẳng, khó điều trị.
Các mảng bám của vảy nến thể mảng thường có kích thước lớn, đường kính khoảng 5 – 10cm hoặc hơn. Bệnh có xu hướng khu trú ở khu vực da như lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối, phần trước của cẳng chân và xương cùng. Các mảng da đỏ cũng có giới hạn rõ ràng, nổi cộm và rất dễ phân biệt là vùng da xung quanh.
Vẩy nến thể chấm giọt
Bệnh vảy nến thể chấm giọt đặc trưng bởi các chấm nhỏ có đường kính từ 1 – 2 milimet, màu đỏ tươi, bên trên có phủ một lớp vảy mỏng màu trắng đục. Các chấm này xuất hiện rải rác toàn thân, đặc biệt là phần thân trên, dễ bong vảy.
Vảy nến thể đồng tiền
Vảy nến thể đồng tiền là dạng bệnh vảy nến điển hình và phổ biến. Thể này dẫn đến các đốm da tổn thương các hình tròn như đồng tiền với đường kính từ 1 – 4 cm.
Bệnh vảy nến thể đồng tiền có thể phát triển thành nhiều đám rải rác khắp cơ thể. Ngoài ra bệnh thường có xu hướng phát triển thành mãn tính, dai dẳng và khó điều trị.
Vảy nến đỏ da toàn thân
Vảy nến đỏ da toàn thân là một thể bệnh vảy nến nghiêm trọng, hiếm khi gặp. Thể vảy nến này khiến da toàn thân chuyển thành màu đỏ tươi, căng bóng, phù nề, nổi cộm, rớm dịch và có thể phủ một lớp vảy mỡ ẩm ướt.
Ngoài ra, tình trạng này khiến toàn thân không có vùng da lành lặn, ngứa dữ dội và các nếp gấp da có thể bị lở loét, nứt nẻ, rò rỉ dịch mủ và đau đớn nghiêm trọng. Một số triệu chứng liên quan khác như sốt cao, rét run, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể
Vảy nến thể viêm khớp
Vảy nến thể viêm khớp hay còn được gọi là viêm khớp vảy nến, thấp khớp vảy nến, vảy nến thể khớp. Người mắc bệnh vảy nến thể khớp sẽ gặp tình trạng các khớp sưng đau, dần dần dẫn đến biến dạng, hạn chế cử động. Một số ngón tay và ngón chân có thể bị bắt chéo, sau nhiều năm có thể gây tàn phế. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, gây tử vong do một số biến chứng có liên quan đến nội tạng.
Vảy nến thể đảo ngược
Thể bệnh vảy nến này thường xuất hiện ở khu vực nếp gấp da như nách, khu vực dưới ngực, rốn, kẽ mông và bẹn. Đặc trưng cơ bản của bệnh là hình thành các mảng da đỏ, giới hạn rõ ràng và có thể lan rộng ra các khu vực lân cận.
Tổn thương da do bệnh vảy nến thể đảo ngược có thể gây bong tróc da, xuất hiện vết nứt, khiến da ẩm.
Vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ là một dạng bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng. Tình trạng này được phân thành hai loại phổ biến bao gồm:
- Vảy nến thể mủ lòng bàn tay và bàn chân: Các biểu hiện phổ biến bao gồm xuất hiện mụn mủ nổi ở giữa vùng da dày sừng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mụn mủ có thể phát triển thành nhiều đợt, tái phát dai dẳng và thường xuất hiện ở ngón tay và ngón út. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm sốt cao, phù nề các chi, nổi hạch ở bẹn và có thể lan rộng ra toàn thân.
- Vảy nến thể mủ toàn thân: Thường xuất hiện như một biến chứng của vảy nến thể đỏ da hoặc viêm khớp vảy nến. Triệu chứng lâm sàng bao gồm gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi, xuất hiện các vùng da đỏ, nổi nhiều mụn mủ với đường kính khoảng 1 – 2 mm. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị rụng tóc, tổn thương móng, khi xét nghiệm máu có thể phát hiện nồng độ bạch cầu đa nhân trung tính cao và máu lắng tăng cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến là gì?
Rối loạn hệ thống miễn dịch
Vảy nến là bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu (còn được gọi là tế bào T) tấn công vào các tế bào da.
Trong các trường hợp bình thường, tế bào bạch cầu thường tấn công và tiêu diệt vi khuẩn để chống lại nhiễm trùng. Do đó, khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào da sẽ gây sản xuất tế bào da quá mức. Tình trạng này dẫn đến việc da phát triển quá nhanh, bị đẩy lên trên bề mặt da, khiến tế bào da chồng chất lên nhau và gây ra bệnh vảy nến.
Nguyên nhân này thường dẫn đến bệnh vảy nến thể mảng bám. Đặc trưng cơ bản bao gồm khiến da bị viêm, đỏ và có thể nứt nẻ, chảy máu.
Gen và di truyền
Một số người có thể thừa hưởng các gen di truyền gây bệnh vảy nến. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về da thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến thường cao hơn, tỷ lệ khoảng 12.7 – 29.8% các trường hợp.
Các nguyên nhân khác
Ngoại trừ rối loạn hệ thống miễn dịch, di truyền và gen, bệnh vảy nến có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
- Căng thẳng thần kinh: Có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát hoặc khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nhiễm khuẩn: Các ổ nhiễm khuẩn khu trú có thể liên quan đến việc phát sinh và hình thành bệnh vảy nến, bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan và thường có liên quan đến liên cầu khuẩn.
- Rối loạn nội tiết tố: Có thể gây ra các triệu chứng bệnh vảy nến khi mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn và có xu hướng tái phát sau khi sinh.
- Rối loạn chuyển hóa da: Chỉ số sử dụng oxy trên da ở người bệnh vảy nến thường cao rõ rệt, có thể lên đến 400% so với da thông thường. Điều này có thể gây sản sinh tế bào ở tầng đáy tăng lên 8 lần và dẫn đến việc tăng sinh tế bào thượng bì, tạo sừng trên da. Một chu kỳ chuyển hóa da bình thường mất khoảng 20 – 27 ngày, tuy nhiên ở bệnh nhân vảy nến chu kỳ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày.
Điều trị da bị bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến không có thuốc chữa nên những biện pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm viêm và vảy trên da, làm chậm sự phát triển của tế bào da và cố gắng loại bỏ đi những mảng da đó.
Những lời khuyên chăm sóc da cho bệnh nhân bị bệnh vẩy nến
Giữ ẩm cho da
Giữ ẩm cho da là một trong những điều đơn giản nhưng hiệu quả nhất mà người bệnh vẩy nến có thể thực hiện để da không bị kích thích. Điều này có thể làm giảm khô, ngứa, mẩn đỏ, đau nhức da.
Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm hằng ngày thay vì xà phòng hay nước không sẽ tránh được tình trạng khô da, làm cho bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.
Sản phẩm gợi ý:
- Sữa tắm dưỡng ẩm dạng gel được bổ sung thêm vitamin E Baylis & Harding hương hoa đào và hoa sen giúp mang lại làn da sạch đẹp và mềm mượt.
- Sữa tắm dưỡng ẩm với thành phần chính là glycerin Baylis & Harding hương Bạch trà và hoa Neroli, công thức dạng gel nhẹ dịu cho mọi làn da và cấp ẩm cho làn da mềm mại.
Bên cạnh sữa tắm dưỡng ẩm thì sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày dựa trên mức độ khô của da cũng vô cùng cần thiết. Dạng cream đem đến khả năng khóa ẩm tốt trong khi dạng lotion mỏng hơn và hấp thụ dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng không phải cứ đắt tiền là loại tốt nhất mà hãy chọn loại phù hợp với làn da của mình nhất.
Thời điểm để sử dụng kem tốt nhất là sau khi tắm. Nên bôi kem dưỡng ẩm trong suốt cả ngày và khi thay quần áo. Sử dụng nhiều hơn vào những ngày lạnh hoặc khô.
Một cách khác để giữ cho làn da luôn ẩm là đặt máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là khi không khí nóng và khô.
Xoa dịu làn da bằng nước ấm
Tắm nước ấm hàng ngày với sữa tắm dưỡng ẩm có thể giúp làm dịu vết ngứa và loại bỏ da khô. Người bệnh có thể dành 15 phút mỗi ngày ngâm mình trong nước ấm. Lưu ý giữ cho nhiệt độ nước ở mức vừa phải. Nhiệt độ quá nóng và tắm bằng xà phòng có thể khiến làn da vốn dĩ đã nhạy cảm trở nên khô hơn. Khi lau người bằng khăn, hãy lau thật nhẹ nhàng. Các hành động cọ xát có thể làm có thể làm cho vết thương trở nên tồi tệ hơn và thậm chí làm xuất hiện những vết lở loét mới. Sau khi đã lau khô cơ thể, ngay lập tức hãy sử dụng kem dưỡng ẩm. Nếu không có thời gian, có thể đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa.
Chữa lành với ánh sáng mặt trời
Các tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da. Một liều lượng rất nhỏ ánh sáng mặt trời là một cách hiệu quả để làm dịu, cải thiện và thậm chí chữa lành các tổn thương do bệnh vẩy nến.
Có thể ra ngoài 2 – 3 lần/tuần và nhớ bôi kem chống nắng cho những phần da khỏe mạnh. Lưu ý tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời có thể gây ra ung thư da và khiến bệnh vẩy nến bùng phát trầm trọng hơn.
Hạn chế căng thẳng
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể khiến cho bệnh vẩy nến và tình trạng ngứa ở da trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh vẩy nến đơn giản chỉ bằng cách giảm bớt lo lắng, căng thẳng.
Một số biện pháp khác giúp giảm bớt căng thẳng bao gồm:
- Ăn uống lành mạnh
- Uống nhiều nước
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Ngủ đủ giấc
Sử dụng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm
Tránh các sản phẩm dành cho da có chứa cồn, paraben, axit (glycolic, salicylic, và acid lactic) và thậm chí không nên sử dụng một số loại xà phòng bánh thông thường. Những loại sản phẩm này có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm ở người có làn da nhạy cảm, chẳng hạn như bệnh nhân vẩy nến. Ngoài ra nên quan tâm tới chất liệu vải của quần áo. Lựa chọn những loại vải mềm mại và thoải mái, tránh sử dụng các loại quần áo làm từ len và vải nỉ bằng lông đê.
Hạn chế gãi
Bệnh vẩy nến có thể khiến người bệnh cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chính những tác động ngứa – gãi này lại càng làm cho bệnh vẩy nến phát triển mạnh hơn. Gãi quá mạnh có thể khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng. Vì thế để hạn chế tình trạng này nên giữ móng tay ngắn, cố gắng để không gãi ngứa. Bôi kem dưỡng ẩm cũng là một cách hiệu quả để giảm ngứa.
Không hút thuốc và hạn chế các loại đồ uống có cồn
Hút thuốc có thể khiến bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế những người hay hút thuốc nên cố gắng bỏ.
Uống nhiều rượu có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Thậm chí còn có thể gây ra nguy hiểm khi rượu tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến. Do đó tốt nhất người bệnh nên hạn chế uống rượu, bia.
Nếu bạn bị bệnh vẩy nến trung bình đến nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã chăm sóc kỹ càng thì bạn nên tìm đến bác sĩ để xem xét có thể điều trị bằng thuốc.
Baylis & Harding Vietnam